Cổng DVI là gì? Tìm hiểu về tiêu chuẩn DVI–A, DVI–D và DVI-I

 Cổng DVI giúp chúng ta có thể kết nối giữa các thiết bị điện tử như tivi, máy tính,… với nhau. Nó cung cấp khả năng truyền dữ liệu hình ảnh và âm thanh trực tiếp bằng một đường truyền duy nhất mà không cần phải chuyển đổi tín hiệu về mặc định (tín hiệu tương tự) như trước kia. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn nữa về cổng DVI trong bài chia sẻ bên dưới nhé!

Cổng DVI là gì?

DVI là gì?
Cổng DVI là gì?

DVI là viết tắt của Digital Video Interface (Giao diện video kỹ thuật số), là một tiêu chuẩn kết nối nhằm truyền hình ảnh, phát video trực tiếp đến màn hình thông qua một kết nối mà không cần phải chuyển về tín hiệu tương tự mặc định như trước đây. Đây là một giao diện truyền dữ liệu tốc độ cao được phát triển để truyền tín hiệu video kỹ thuật số không mất dữ liệu và thay thế việc truyền tín hiệu video kỹ thuật số tương tự thông qua công nghệ VGA.

Phân loại cổng DVI

Phân loại cổng DVI
Phân loại cổng DVI (DVI-A, DVI-D và DVI-I)

Cổng DVI được phân loại thành 3 loại chính, bao gồm: DVI-A, DVI-D và DVI-I. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết từng loại cổng DVI này nhé!

DVI-A (DVI – Analog)

Cổng DVI-A là loại cổng kết nối giúp truyền dữ liệu ở dạng tín hiệu tương tự (analog); bởi vậy DVI-A chính là ký hiệu viết tắt của DVI-Analog. Nó từng được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên nó có nhược điểm là có thể làm thất thoát dữ liệu trong quá trình truyền.

DVI-D (DVI – Digital)

Cổng DVI-D là loại cổng kết nối giúp truyền dữ liệu ở dạng tín hiệu kỹ thuật số (digital); bởi vậy DVI-D chính là ký hiệu viết tắt của DVI-Digital. Nó giúp chúng ta dễ dàng truyền dữ liệu video kỹ thuật số một cách nhanh chóng với hình ảnh chất lượng cao.

DVI-I (DVI – Analog & Digital)

Cổng DVI-I là loại cổng kết hợp – nó hỗ trợ chúng ta có thể truyền được cả tín hiệu tương tự và tín hiệu kỹ thuật số. Nhờ sự linh hoạt trong quá trình truyền dữ liệu này, DVI-I được sử dụng phổ biến và dần thay thế cho DVI-A và DVI-D.

Ý nghĩa các chân cổng DVI

Các chân cổng DVI
Ý nghĩa các chân cổng DVI
Pin 1TMDS data 2−Digital red− (link 1)
Pin 2TMDS data 2+Digital red+ (link 1)
Pin 3TMDS data 2/4 shield
Pin 4TMDS data 4−Digital green− (link 2)
Pin 5TMDS data 4+Digital green+ (link 2)
Pin 6DDC clock
Pin 7DDC data
Pin 8Analog vertical sync
Pin 9TMDS data 1−Digital green− (link 1)
Pin 10TMDS data 1+Digital green+ (link 1)
Pin 11TMDS data 1/3 shield
Pin 12TMDS data 3−Digital blue− (link 2)
Pin 13TMDS data 3+Digital blue+ (link 2)
Pin 14+5 VPower for monitor when in standby
Pin 15GroundReturn for pin 14 and analog sync
Pin 16Hot plug detect
Pin 17TMDS data 0−Digital blue− (link 1) and digital sync
Pin 18TMDS data 0+Digital blue+ (link 1) and digital sync
Pin 19TMDS data 0/5 shield
Pin 20TMDS data 5−Digital red− (link 2)
Pin 21TMDS data 5+Digital red+ (link 2)
Pin 22TMDS clock shield
Pin 23TMDS clock+Digital clock+ (links 1 and 2)
Pin 24TMDS clock−Digital clock− (links 1 and 2)
C1Analog red –
C2Analog green –
C3Analog blue –
C4Analog horizontal sync –
C5Analog groundReturn for R, G, and B signals

Cách chuyển đổi sang cổng DVI

Khi chúng ta muốn kết nối các thiết bị điện tử với nhau thì tiêu chuẩn cổng kết nối giữa các thiết bị phải đồng nhất với nhau (tương thích hoặc hỗ trợ kết nối). Vậy, trong trường hợp chúng ta cần kết nối thiết bị điện tử có cổng DVI với các thiết bị điện tử khác không có cổng DVI mà có những chuẩn khác thì phải làm như thế nào? Dựa trên nhu cầu này, các bộ chuyển đổi hay các cáp chuyển đổi cổng DVI được ra đời, chúng ta có thể liệt kê một số cáp chuyển đổi cổng DVI thường gặp như:

Cáp chuyển đổi cổng Mini Displayport (DP) và cổng DVI

Cáp chuyển đổi cổng Mini Displayport (DP) và cổng DVI
Cáp chuyển đổi cổng Mini Displayport (DP) và cổng DVI

Cáp chuyển đổi cổng USB-C và cổng DVI

Cáp chuyển đổi cổng USB-C và cổng DVI
Cáp chuyển đổi cổng USB-C và cổng DVI

Cáp chuyển đổi cổng VGA và cổng DVI

Cáp chuyển đổi cổng VGA và cổng DVI
Cáp chuyển đổi cổng VGA và cổng DVI

Trên đây, UNATRO đã chia sẻ cho các bạn về khái niệm cũng như những điều có thể bạn chưa biết về cổng DVI (Digital Video Interface). Chúng tôi hy vọng thông qua bài chia sẻ bạn đã tìm được những thông tin hữu ích cho bản thân mình. Và đừng quên chia sẻ những kiến thức hữu ích này đến với mọi người nhé!

ducdungpc1990

Kiên trì theo đuổi và không ngừng phân tích là đôi cánh dẫn đến thành công. Nếu không kiên trì thì dễ bỏ cuộc giữa chừng, không phân tích thì dễ đi đến tận cùng trong bóng tối.

Đăng nhận xét

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Mới hơn Cũ hơn