HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH VÀ THAY THẾ MOSFET

Thông thường mỗi khi người dùng gặp phải tình trạng Laptop bị mất nguồn thì nguyên nhân họ nghĩ đến đầu tiên là Mosfet có vấn đề. Từ đó, làm cho quá trình kích hoạt nguồn để nuôi toàn bộ hệ thống bị lỗi.

Do đó, máy tính của bạn đang gặp phải tình trạng này thì hãy tiến hành kiểm tra và thay thế Mosfet (nếu cần).


Mosfet là gì?

Mosfet là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh: Metal Oxide Semiconductor Field Effect Transistor  hay còn được dịch ra là Transistor hiệu ứng trường. Đây là một Transistor đặc biệt có cấu tạo và hoạt động khác với Transistor thông thường mà chúng ta đã biết.

Mosfet
Mosfet

Theo đó, Mosfet có nguyên tắc hoạt động dựa trên hiệu ứng từ trường để tạo ra dòng điện, là linh kiện có trở kháng đầu vào lớn thích hợp cho khuếch đại các nguồn tín hiệu yếu.

 Kiểm tra Mosfet

Trước đó, HocvieniT.vn đã có bài viết hướng dẫn cách kiểm tra mosfet hiệu quả và nhanh chóng. Vậy nên, bạn có thể kiểm tra và xác định Mosfet có bị hỏng hóc hay không. Nếu có hãy tham khảo các bước hướng dẫn thay thế Mosfet dưới đây.

 

Hướng dẫn thay thế Mosfet

Sau khi bạn đã xác định được Mosfet bị lỗi thì bạn tiến hành thay thế như sau:

 Bước 1: Xác định loại Mosfet mà bạn đang sử dụng.

Tên Mosfet thường được tuân theo quy ước sau: CCCXXCxx

Trong đó, 3 ký tự CCC đầu tiên là để chỉ tên của hãng sản xuất. Hai ký tự XX tiếp theo là chỉ dòng chịu đựng (từ 60 đến 96).

 Bước 2: Xác định loại Mosfet thay thế

Thông thường khi lựa chọn loại Mosfet thay thế, bạn chỉ cần lưu ý chỉ số của dòng chịu đựng phải bằng hoặc lớn hơn chỉ số của Mosfet cần thay. Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp đặc biệt không tuân theo quy tắc trên:

  • P45N02 45A, 20V
  • 09N03 (25V/30A)
  • 55N03 (25V/30A)
  • 18N06 (NTD18N06, NTP18N06, NTB18N06) 15A, 60V Khu vực Chipset
  • 15N03 (ẠPN03) 15A, 30V
  • P3055LD (STP3055, MTP3055) 12A, 60V Khu vực Chipset
  • AP9916H 35A, 18V
  • APM2045 5A, 20V

Bước 3: Sử dụng khò hàn tháo Mosfet cũ và tiến hành lắp Mosfet mới vào là xong.

Máy khò hàn
Máy khò hàn

Phương pháp thứ 2 : 

Trước tiên thử làm các bước tôi thường làm khi chưa biết con MOSFET đó là con gì. Vào http://alldatasheet.com để tra cứu. (Có gắn thực tập cách sử dụng trang Web này và Google để tìm thông tin liên quan đến bất kỳ linh kiện điện tử nào, ở bài này tôi muốn nói đến là MOSFET).

Đầu tiên tôi sẽ thực hành với MOSFET mang tên 60N03 tra bằng alldatasheet thì được tên đầy đủ là NTD60N03 dòng chịu đựng 60A (Cái này quan trọng nhất) áp chịu đựng 28V.

Tiếp tục thực hành với 1 con MOSFET khác 85N03 được tên đầy đủ là NTP85N03 hoặc NTB85N03 dòng: 85A, áp 28V

Tương tự cho một đóng con dưới đây:

96NQ03 (PHP/PHB/PHĐ6NQ03LT) 75A, 25V
90N02 (NTB90N02, NTP90N02) 90A, 24V
88L02 (GE88L02) 88A, 25V
85N03 (NTP85N03, NTB85N03) 85A, 28V
80N02 (NTD80N02) 80A, 24V
78NQ03 (PHD78NQ03) 75A, 25V
70NH02 (STD70NH02) 70A, 24V
70T03 (AP70T03GH, SSM70T03H) 60A, 30V
60N03 (NTD60N03) 60A, 28V
60T03 (AP60T03) 45A, 30V

Đến đây thì dường như có cái gì đó gọi là “quy ước” đặc tên cho MOSFET. Tên MOSFET tạm được mã hóa như sau:

CCCXXCxx

Trong đó CCC đầu tiên là 3 ký tự đại diện của hãng sản xuất
Kế đến XX từ 60 đến 96 chỉ dòng chịu đựng. Rỏ ràng số càng lớn thì dòng chịu đựng càng lớn (Cái này là quan trọng nhất) khi thay thế chủ yếu nhìn vào số này tốt nhất là lấy bằng hoặc cao hơn là OK.

Từ đây ta tạm kết luận, khi thay MOSFET cho mainboard lưu ý dòng chịu đựng phải bằng hoặc cao hơn MOSFET cần thay. Nếu chết con 60N03 thì có thể thay bằng 70NH03 hay 80N02 và tương tự.

Dĩ nhiên là vẫn có một số trường hợp ngọai lệ là MOSFET không đặt tên theo quy tắc nêu trên như các con tôi thường gặp dưới đây:

P45N02 45A, 20V
09N03 (25V/30A)
55N03 (25V/30A)
18N06 (NTD18N06, NTP18N06, NTB18N06) 15A, 60V Khu vực Chipset
15N03 (ẠPN03) 15A, 30V

P3055LD (STP3055, MTP3055) 12A, 60V Khu vực Chipset

AP9916H 35A, 18V
APM2045 5A, 20V

Vài trường hợp nó không phải là MOSFET mà chỉ là IC ổn áp như các con dưới đây (Ổn áp nguồn RAM, chipset, AGP…)

LM1117 <=> EZ1117 <=> L1117 ==> Ổn áp 5V ra 2.5V hoặc 3.3V
APL1085 (AME1805) ổn áp 3.3V
FAN1084 (APL1084) ổn áp 3.3V ra 1.5V
EZ1587 ổn áp 3.3V

Kết luận: Khi thay MOSFET nên tra datasheet và chọn MOSFET có dòng chịu đựng từ bằng hoặc cao hơn (Dĩ nhiên là phải lấy MOSFET từ mainboard khác nhé)
Các mainboard đời cũ MOSFET thường chịu dòng thấp hơn các main đời mới hơn

LINK Tải tài liệu : DOWNLOAD FET

ducdungpc1990

Kiên trì theo đuổi và không ngừng phân tích là đôi cánh dẫn đến thành công. Nếu không kiên trì thì dễ bỏ cuộc giữa chừng, không phân tích thì dễ đi đến tận cùng trong bóng tối.

Đăng nhận xét

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Mới hơn Cũ hơn